Bệnh cầu trùng ở gà là gì? Một số điều cần lưu ý khi chữa trị

Bệnh cầu trùng ở gà – một căn bệnh ký sinh trùng mà bất kỳ dân nuôi gà nào nghe đến cũng phải sợ. Căn bệnh này chủ yếu được gián tiếp tạo ra bởi nhiệt độ môi trường quá ẩm mà gia chủ lại không thường xuyên dọn dẹp chuồng trại, gây ẩm mốc từ đó ký sinh trùng sinh sản và phát triển, làm hại gà. Vậy có cách nào giúp phòng ngừa và ngăn chặn triệt để căn bệnh cấp tính này không? Cùng website đá gà cựa dao trực tiếp 67 chúng tôi tìm ra câu trả lời nhé!

Đặc điểm căn bệnh cầu trùng ở gia cầm

Bệnh cầu trùng ở gà đặc biệt thường xuyên xảy ra với các đàn gà được nuôi trên nền đất. Gà bị nhiễm bệnh khi bị loại ký sinh trùng tên Eimeria ký sinh vào cơ thể. Có đến 2 loại ký sinh trùng Eimeria là Eimeria Tenella (ký sinh vào ruột già gà) và Eimeria Necatrix (ký sinh vào ruột non). 

Căn bệnh này bắt nguồn từ việc gà ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, có chứa nang của vi trùng ký sinh Eimeria. Khi đi vào cơ thể, ký sinh trùng sẽ phá hoại hệ tiêu hoá của gia cầm. 

Bệnh cầu trùng ở gà

Căn bệnh đáng lo ngại này không bỏ qua bất kỳ giống gà hay tuổi gà nào. Chúng hoành hành ở mọi giai đoạn sống của gà từ con non cho đến cá thể đã tưởng thành.

Gà mặt quỷ Indo – Chiến kê đỉnh chóp nhất trường đấu Thomo

Biểu hiện chung của bệnh cầu trùng 

Có các biểu hiện đặc trưng để anh em nhận diện căn bệnh cầu trùng ở gà như sau: 

  • Gà bị ký sinh trùng phá hoại, làm lở loét ruột gà và ruột non nên quá trình tiêu hoá thức ăn kém.
  • Sự trao đổi chất ngày một kém đi, gà trở nên còi cọc và yếu ớt, mất khả năng bay nhảy hay đấu đá.
  • Trọng lượng cơ thể gà giảm, khả năng sinh sản yếu dần và mất hẳn.
  • Gà đi ngoài có phân kèm máu.

Các giai đoạn của bệnh cầu trùng

  • Cầu trùng cấp tính: Gà ủ rũ và mất sức, không chịu ăn uống, đi ngoài phân nâu đồng kèm nhiều bọt màu trắng và vàng. Đến khi kiệt sức gà sẽ chết đi kèm những cơn co giật cao.
  • Cầu trùng mãn tính: Cấp độ này gà sẽ bị ảnh hưởng chậm hơn và sẽ chết dần chết mòn. Các biểu hiện trước đó có thể là tê liệt chân cánh, biếng ăn, mất sức, xù lông, mắt trắng và lờ đờ, uể oải.

Gà bị tụ huyết trùng có đáng lo ngại và cách chữa trị dứt điểm

Phòng bệnh cầu trùng như thế nào?

Bệnh cầu trùng ở gà là bệnh lý đặc biệt cần phòng ngừa vì một khi mắc bệnh rất lâu mới trị được, ngay cả khi chữa được thì sức khoẻ của gà cũng yếu hẳn đi. Cùng chuyên trang đá gà cựa dao trực tiếp 67 học những cách phòng bệnh cầu trùng ở gia cầm:

  • Xây dựng chuồng trại hợp lý, có lớp hút ẩm dưới nền, máng ăn và thức ăn phải được kiểm duyệt sạch sẽ trước khi cho gà ăn.
  • Cho gà tiêm vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm định kỳ.
  • Cho gà sử dụng thuốc bổ, thuốc tăng đề kháng và đừng quên tạo một chế độ ăn hợp lý cho gà.

Kết luận

Bệnh cầu trùng ở gà sẽ chẳng là mối lo ngại nữa nếu tất cả người chăn nuôi biết cách phòng ngừa bệnh lý cho gà đúng cách. Anh em đã học được chưa?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *