Bệnh ILT trên gà – những điều bạn cần biết

Bệnh ILT trên gà là một trong những bệnh truyền nhiễm có mức độ lây lan nhanh và tạo nên những nguy hiểm cho người chăn nuôi. Nếu bạn vẫn chưa rõ về căn bệnh này, hãy theo dõi nội dung dưới đây để có cách chăm sóc tốt nhất cho đàn gà của mình.

Bệnh ILT trên gà là bệnh gì

Bệnh ILT là một loại gọi tắt cho bệnh viêm thanh khí quản ở gà và bệnh này hoàn toàn có thể lây lan giữa các cá thể gà với nhau. Bệnh ILT không chỉ xảy ra ở gà mà bệnh này còn có ghi nhận trên tất cả các loài gia cầm bao gồm: Gà các giống loài, chim, ngỗng, vịt các loại,….

Hiện tại, chưa ghi nhận bệnh có dấu hiệu lây lan và gây ảnh hưởng sức khỏe cho người. Tuy nhiên, sự bám dính vào quần áo hay các công cụ vệ sinh chuồng trại có thể tạo nên nguồn lây lan rộng.

Nguyên nhân gây nên bệnh ILT ở trên gà

Bệnh viêm thanh khí quản do một loại virus trong nhóm Herpes tạo thành. Bệnh và hoạt động của virus thường diễn ra quanh năm, tuy nhất điều kiện khí hậu mùa nóng ẩm, giao mùa lại là thời tiết lý tưởng khiến bệnh nặng hơn.

Ngoài yếu tố thời tiết khiến tình trạng bệnh thay đổi. Các yếu tố về vệ sinh chuồng trại kém hoặc chế độ chăm sóc không đạt cũng là nhân tố làm phát sinh, lây lan và khiến tình trạng trầm trọng hơn.

Tuổi mắc bệnh ở gà thường là từ sau 20 ngày sau sinh cho đến khi tròn 1 năm tuổi. Trong đó, người nuôi cần lưu ý giai đoạn gà từ khoảng 3 cho đến 5 tháng tuổi là có nguy cơ nặng nhất. Các yếu tố lây lan chính của bệnh bao gồm:

  • Truyền từ mẹ sang con
  • Lây nhiễm thông qua môi trường sinh sống
  • Cuối cùng, lây lan qua đường hô hấp và đường miệng.

Triệu chứng của bệnh ILT

Khi gà mắc bệnh ILT tùy theo giai đoạn, thời gian các triệu chứng biểu hiện bên ngoài có thể khác nhau. Theo các nghiên cứu hiện tại, gà sẽ trải qua 5 thể với từng biểu hiện như sau:

1. Thể cấp tính của bệnh ILT

Các triệu chứng của giai đoạn này bao gồm:

  • Gà ủ rũ, buồn ngủ, xù lông, rướn dài cổ, ngạt từng cơn,….
  • Da và mào gà có màu xanh tím do thiếu oxy
  • Cuối các cơn ngạt có thể khạc đờm lẫn máu
  • Có một số gà có thể bị đột tử nếu nặng

2. Thể dưới cấp

Các triệu chứng biểu hiện trong thể dưới cấp bao gồm:

  • Ho ngạt từng cơn, ít hơn so với thể cấp tính
  • Gà biếng ăn, ăn kém, ít hoạt động, mật độ đẻ trứng cũng giảm đi,…. Triệu chứng kéo dài trong 2 cho đến 3 tuần sẽ chuyển qua thể mạn tính.

3. Thể mắt ở gà bệnh ILT

Các triệu chứng trong giai đoạn này bao gồm:

  • Mắt ở các gà bị bệnh sẽ bị: Chảy nước mắt, viêm dính lại và có thể tạo thành viêm toàn mắt cuối cùng là mù mắt.
  • Vì mắt bị viêm nên gà thường tìm chỗ tránh nắng nằm. Nếu tình trạng viêm ngày càng nặng mắt của gà có thể bị sưng ở 1 bên hoặc cả hai bên khiến đầu sưng to.
  • Thể này thường xảy ra ở gà trong khoảng từ 20 cho đến 40 ngày tuổi.

4. Thể mạn tính trong bệnh ILT

Các triệu chứng trong thể này đa phần đều được giảm hơn so với các thể trước, cụ thể:

  • Ho ngạt và thở ngạt giảm, tần số xảy ra dần thấp đi.
  • Tỷ lệ gà đẻ trứng vẫn còn giảm.
  • Tỷ lệ bị đột tử, chết có phần giảm đi trong khoảng từ 5%.
  • Sau đó, bệnh mạn tính có thể kéo dài, thậm chí đến vài tháng.

5. Thể bệnh ẩn ở gà

Đối với gà mang thể ẩn, các dấu hiệu không thể hiện một cách rõ rệt ra bên ngoài. Tuy nhiên, cơ thể gà vẫn mang virus và vẫn có nguy cơ lây lan nếu không sớm phát hiện và chăm sóc kỹ lưỡng.

Một số thông tin nhận biết sớm về bệnh ILT ở gà

Khi chăn nuôi gà các nhà nuôi phải chú ý đến các triệu chứng thông thường của gà. Đặc biệt khi phát hiện các biểu hiện khó thở, thở ngạt cần phải theo dõi sát và sớm có các biện pháp đề phòng.

  • Quan sát kỹ xung quanh môi trường nuôi, tường nhà,…. Nếu có các vết máu nghi ngờ từ gà khạc thì phải xem xét để tách đàn.
  • Bệnh thường tấn công mạnh ở các gà mái khiến tỷ lệ trứng giảm đi nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh này lại ít xảy ra với gà nhỏ trong khoảng từ 18 tháng tuổi đổ lại.
  • Khi phát hiện gà chết do nguyên nhân ngạt thở hoặc các triệu chứng kể trên. Người nuôi có thể tự thực hiện hoặc nhờ chuyên gia mổ thanh quản để xác định chính xác dấu hiệu viêm. Hoặc tốt hơn nữa hãy gửi mẫu phẩm để xét nghiệm, nếu có thể.

Trên đây là thông tin về bệnh ILT trên gà . Hy vọng các thông tin trong bài viết cung cấp thêm cho các bạn những kiến thức bổ ích trong việc nuôi gà và phát hiện sớm các triệu chứng bệnh để xử trí kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *