Cách điều trị bệnh gà ủ rũ kém ăn nhanh và hiệu quả nhất

Người nuôi gà chắc cũng không còn xa lạ gì khi gặp phải tình trạng gà ủ rũ kém ăn, cơ thể còi cọc, chậm lớn. Nếu không may đàn gà nhà bạn đang rơi vào tình huống này thì chắc hẳn bạn cũng sẽ rất lo lắng. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong điều trị bệnh gà bị ủ rũ kém ăn nhanh chóng để  giảm thiệt hại nhất nhé.

Nguyên nhân của bệnh gà ủ rũ kém ăn

Gà ủ rũ kém ăn thường còi cọc, di chuyển chậm chạp, rất dễ bị chết. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này, dưới đây là một số nguyên nhân và triệu chứng thường thể hiện rõ nhất, rất dễ để nhận biết.

Gà ủ rũ chán ăn do không tiêu

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến gà ủ rũ, bởi điều này có thể do nguồn thức ăn mà người nuôi cung cấp không đảm bảo. Người chăn nuôi thường mắc sai lầm khi cho gà ăn các loại thức ăn cứng, khó tiêu, lâu ngày dễ tắc ruột nên sinh ra chán ăn. Hoặc thức ăn quá mặn, gà khát và uống nhiều nước gây to diều, biếng ăn.

Gà bị ủ rũ, chán ăn do mắc các bệnh lý

Một số trường hợp gà bị ủ rũ kém ăn là do mắc các bệnh như Newcastle , bệnh Marek, bệnh tả E.coli,… Vì thế trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng, người nuôi cũng nên cẩn thận quan sát để có thể kịp thời phát hiện các loại bệnh nguy hiểm này và chữa trị kịp thời cho gà nhà mình.

Các triệu chứng của bệnh gà ủ rũ chán ăn

Nếu người nuôi vẫn còn phân vân, nghi ngờ gà nhà mình có bị bệnh ủ rũ kém ăn hay không thì hãy quan sát các dấu hiệu dưới đây để xác định bệnh nhé. Việc xác định bệnh sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị hơn.

Gà ủ rũ, xệ cánh

Đây chính là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất khi gà ủ rũ kém ăn, chán ăn bỏ bữa. Người nuôi dễ dàng nhìn thấy gà mệt mỏi, tinh thần giảm sút, hai cánh sã ra, xệ xuống đất. Gà lúc này không còn đủ sức để di chuyển linh hoạt, thường nằm im lìm một chỗ.

Gà di chuyển chậm chạp, kém linh hoạt

Ở thời kỳ đầu của bệnh, gà đã hoạt động khác chậm chạp hơn so với bình thường. Dần dần tình trạng chuyển nặng hơn, gà lúc này hầu như không buồn ăn uống, chỉ nằm lì tại chỗ. Các phản ứng với môi trường xung quanh cũng chậm chạp, không còn nhanh nhạy.

Cách trị bệnh gà ủ rũ dứt điểm, hiệu quả

Với mỗi căn bệnh cần có phương pháp điều trị riêng thì mới nhanh chóng dứt điểm. Dưới đây là một số kinh nghiệm đã được áp dụng và thành công trong điều trị gà ủ rũ kém ăn, anh em có thể tham khảo.

Cách trị bệnh do vi khuẩn E.coli

Bệnh này do vi khuẩn E.coli chuyên trú trong đường tiêu hóa của gà gây nên. Bệnh có những biểu hiện giống với bạch lỵ, thương hàn và cũng làm cho gà ủ rũ, bỏ ăn uống. Nếu phát hiện, anh em hãy áp dụng cách chữa trị sau: 

Sử dụng thuốc Bencomycine S tiêm ngày 1 lần vào bắp với liều lượng 50.000-75.000 Ul/kg (1 cc/30 kg thể trọng) liên tục 3-5 ngày cho gà đẻ. Sẽ có kết quả khả quan, và không gây ảnh hưởng đến tiến độ đẻ trứng của gà.

Ở gà con và gà trưởng thành, anh em nên dùng một trong các loại thuốc Ampicillin, Spectam W.S, T.T.S, Dibiotic, Neotesol. Sau trộn đều vào thức ăn hoặc nước uống liên tục 5-7 ngày gà sẽ giảm dần triệu chứng ủ rũ, và khỏe mạnh.

Cách trị bệnh do ăn không tiêu

Đối với nguyên nhân từ việc gà ăn không tiêu gây ủ rũ, chán ăn thì cách xử lý rất dễ dàng và nhanh chóng. Mọi người có thể tham khảo cách dùng thuốc dưới đây.

Sử dụng men tiêu hóa, Gentadox, Natta cho gà uống liên tục ngày 2 lần trong liên tục 2 ngày gà sẽ tiêu hóa tốt và ăn uống trở lại. Bên cạnh việc cho gà uống thuốc đầy đủ, nên kết hợp bổ sung thêm các loại vitamin, nước điện giải sẽ giúp gà mau chóng khỏi bệnh nhanh hơn.

Lời kết

Trên đây là một số nguyên nhân và cách điều trị bệnh gà ủ rũ kém ăn hi vọng sẽ giúp ích được cho anh em. Chúc anh em áp dụng thành công để gà nhanh chóng hồi phục và ăn uống bình thường  trở lại. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *