Nuôi gà đá mùa mưa – Những điều nên và không nên

Mùa mưa chính là thời điểm mà gà rất dễ bị mắc bệnh. Khi nuôi gà đá mùa mưa, sư kê cần phải đặc biệt chú ý về cách chăm sóc, phòng bệnh. Và đây là những điều mà bạn cần ghi nhớ nhé!

Nuôi gà đá mùa mưa khi gà đang thay lông

Đa phần gà đá thay lông vào thời điểm giữa thu và đầu đông. Thời điểm này, sức khỏe của gà đá khá yếu, dễ bị bệnh, vi khuẩn xâm nhập. Vậy nên, nuôi gà đá mùa mưa sư kê cần chú trọng vào chế độ dinh dưỡng, gà có khỏe thì mới kích thích mọc lông nhanh được.

Ở đợt thay lông đầu tiên, bạn nên tắm rửa cho gà thường xuyên. Vừa giúp loại bỏ vi khuẩn ký sinh trên da. Vừa giúp cho chân lông nở, kích thích lông gà mọc nhanh hơn. Tuy nhiên, mùa mưa nền nhiệt khá thấp, gà dễ bị cảm lạnh. Sau khi tắm xong, sư kê cần lau kỹ, sấy khô cho gà, không tắm cho chúng vào buổi đêm.

Bên cạnh đó, chuồng nuôi cũng nên có thêm đèn úm để đảm bảo nhiệt độ trong úm ấm áp. Dùng bạt để quây chắn gió cho gà tránh bị gió lùa.

Phòng muỗi cho gà đá vào mùa mưa

Mùa mưa chính là mùa lý tưởng để muỗi sinh sôi nảy nở. Thời điểm này, số lượng gà bị chết do sốt rét cũng tăng cao. Vì thế, để đuổi muỗi cho gà, sư kê có thể dùng một bó sả lớn, đập dập và treo ở một góc chuồng. Hương sả khiến muỗi khó chịu, chúng sẽ không tới gần để đốt gà nữa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nhang muỗi chuyên dụng để loại bỏ các côn trùng xâm nhập. Nhưng lưu ý, đốt một đoạn nhỏ và cắm ở vị trí an toàn. Tránh gà tò mò lại mổ vào rồi bị tổn thương.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ để loại bỏ muỗi. Đồng thời cấm người lạ, cấm động vật lạ ra vào chuồng gà.

Nuôi gà đá mùa mưa – Cẩn trọng gió lạnh

Như đã nói ở trên, khi nuôi gà đá mùa mưa sư kê cần che chắn chuồng thật cẩn thận, gà rất dễ bị trúng gió. Sư kê có thể cho gà uống thêm gừng, tỏi vào thức ăn, nước uống để giữ ấm cho chiến kê. Gừng có tác dụng giữ ấm từ bên trong, tỏi thì hỗ trợ tăng đề kháng cho gà, kích thích tiêu hóa rất tốt.

Những điều không nên làm khi nuôi gà đá mùa mưa

Khi nuôi gà đá mùa mưa, sư kê không nên cho gà ra trường đấu hoặc tập luyện quá sức. Thời điểm thay lông là lúc thể trạng của gà không đạt 100%. Cho giao chiến thì khó có thể giành chiến thắng, thậm chí có thể làm hỏng gà.

Những bài tập nặng, quá sức cũng không nên triển khai thời điểm này. Thay vào đó, tập trung vào chế độ dinh dưỡng để gà có thể hồi phục sức khỏe, mọc lông trở lại. Với những chiến kê không thay lông, cho chúng tập các bài tập nhẹ nhàng: chạy lồng, chạy chuồng… nên thực hiện trong không gian kín gió.

Lời Kết

Đó là tất cả những gì mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý độc giả về cách nuôi gà đá mùa mưa . Hãy chăm sóc chúng thật cẩn thận vì đây là mùa mà thời tiết diễn biến thất thường, gà rất dễ bị ốm, bệnh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *