Bệnh đậu gà và bạn đã biết được gì rồi?

Bệnh đậu gà là một căn bệnh không quá đỗi xa lạ với nhiều người chăn nuôi gà. Và nếu bạn chưa biết thì dưới đây sẽ là những nội dung mà Daga88.live tiết lộ cho bạn về nguyên nhân cùng với các triệu chứng điển hình của căn bệnh này.

Bệnh đậu gà và nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đậu ở gà chính là do một loại virus thuộc nhóm pox viruses tạo ra. Đây là một loại virus thích ứng cao có thể tồn tại và phát triển trong nhiều môi trường khác nhau, từ hanh khô cho đến ẩm ướt,….. kể cả trời rét.

Virus này có thể tồn tại nhiều trong các vỏ đậu, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, thậm chí là trong chất độn chuồng,…. Thời gian tồn tại có thể lên đến nhiều tháng nếu môi trường thích hợp.

Xem thêm: Gà chọi uống nước đường và những ưu điểm nổi bật

Ngoài ra, đối với côn trùng trung gian, loại virus này có nhiều trong ruồi, muỗi. 56 ngày là số ngày virus có thể tồn tại trong cơ thể của một con muỗi trưởng thành. Và đây là con đường truyền bệnh chính thông qua những vết chích/đốt của muỗi.

Thêm vào đó, khi có một con gà bị bệnh xuất hiện, đàn gà có nguy cơ bị lây cao. Con đường truyền bệnh lúc này là thông qua môi trường không khí khi tiếp xúc với vết xước hoặc vết thương ở gà khỏe.

Bệnh thường xuất hiện ở gà, gà tây, bồ câu hay cả chim hoang dã. Trong đó, độ tuổi gà thường mắc bệnh là từ 1 cho đến 3 tháng tuổi.

Nguyên nhân tạo nên căn bệnh đậu gà

Nguyên nhân tạo nên căn bệnh đậu gà

Những biểu hiện đặc trưng ở bệnh đậu gà

Bệnh đậu ở gà có thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 4 cho đến 10 ngày. Dựa vào các triệu chứng điển hình, bệnh được chia làm 3 giai đoạn với từng biểu hiện khác nhau, cụ thể ba thế bệnh đó là:

  • Thể đậu ngoài da.
  • Thể bệnh niêm mạc (hay còn được gọi là thể ướt).
  • Thể bệnh hỗn hợp.

Biểu hiện bệnh đậu thể ngoài da ở gà

Biểu hiện bệnh đậu thể ngoài da ở gà

Thể đậu ngoài da

Ở thể này, gà bắt đầu xuất hiện các mụn đậu ở các vị trí không có lông, điển hình như mào hay tích gà, các điểm ở xung quanh mắt và cả các ngón chân,…. Điều này gây khó khăn cho gà trong việc lấy thức ăn và nước uống.

Các mụn đậu sẽ bị vỡ khi phát triển to lên và tạo thành các vết sẹo ở gà. Sau khi vỡ, nếu các mụn này bị nhiễm trùng, gà sẽ xuất hiện tình trạng bị viêm và tệ nhất là bắt đầu quá trình hoại tử.

Xem thêm: Gà chọi bị nhiễm nấm chân và cách điều trị ra sao

Thể bệnh niêm mạc

Hay còn được gọi là thể ướt, lúc này gà sẽ có biểu hiện ủ dột, biếng ăn và có những triệu chứng của việc khó thở. Điều này xuất hiện do gà bị các màng giả dính chặt ở niêm mạc mắt, kể cả các phần trên của đường hô hấp như khí quản, thanh quản, hầu họng, vòm miệng,…..

Khi bạn cố gắng bóc lớp màng này đi sẽ có thể thấy được lớp niêm mạc bị đỏ ẩn phía dưới hoặc điều này có thể sẽ khiến cho gà bị xuất huyết. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến gà bị mù và ngạt thở dần dần còi cọc mà chết đi. Và thể ướt này thường xuất hiện ở gà từ 3 cho đến 4 tuần tuổi.

Bệnh đậu gà ở những con gà còn nhỏ

Bệnh đậu gà ở những con gà còn nhỏ

Thể bệnh hỗn hợp

Thể hỗn hợp nghĩa là kết hợp cả hai thể bệnh ở trên. Lúc này bệnh có thể xuất hiện ở cả bên ngoài da hay cả niêm mạc của gà. Triệu chứng tùy theo từng cá thể gà sẽ biểu hiện từ trung bình cho tới nặng.

Nếu trong thời gian này, gà không được chăm sóc tốt hoặc để môi trường nuôi dưỡng quá kém thì tỉ lệ gà chết sẽ khá cao.

Tổng kết

Trên đây là nội dung liên quan đến bệnh đậu gà, nguyên nhân cũng như các triệu chứng đặc hiệu của bệnh. Hy vọng từ những nội dung này, các bạn sẽ bổ sung thêm những kiến thức cần thiết trong việc nuôi dưỡng đàn gà của mình ngày càng tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *