Cách nuôi gà không cần dọn chuồng nhưng vẫn đảm bảo sạch sẽ

Nuôi gà không cần dọn chuồng sẽ giúp chủ nuôi tiết kiệm được thời gian, công sức. Đồng thời nó đảm bảo môi trường sạch sẽ để gà có thể phát triển tốt nhất. Vậy cách nuôi đó được thực hiện như thế nào? Mời bạn tìm hiểu với bài viết ngày hôm nay với chúng tôi.

Biện pháp nuôi gà không cần dọn chuồng là gì?

Với cách truyền thống, chủ nuôi phải thường xuyên quét dọn, rửa sạch chuồng nuôi. Công việc đó khá tốn thời gian và công sức, đặc biệt là đối với các trang trại lớn. Vì thế, bằng khả năng sáng tạo của mình, các chủ nuôi đã sáng chế ra tấm lót chuồng sinh học có EM.

Khám phá ngay mô hình nuôi gà chọi lấy thịt đem về lợi nhuận cao

Ưu điểm của tấm lót chuồng sinh học là giảm mùi hôi chuồng, tiêu diệt hoặc hạn chế một các vi sinh vật gây hại. Bên cạnh đó, chế phẩm này có độ thấm hút nhanh nên phân và nước tiểu sẽ nhanh chóng được làm khô. Và trong đó, lợi ích lớn nhất chính là chủ nuôi sẽ không tốn công dọn rửa chuồng trại thường xuyên.

Tấm lót chuồng sinh học có EM - một giải pháp hiệu quả
Tấm lót chuồng sinh học có EM – một giải pháp hiệu quả

Cách làm tấm lót chuồng sinh học có thể bạn chưa biết

Câu hỏi “Làm thế nào để nuôi gà không cần dọn chuồng” được giải quyết bởi tấm lót chuồng sinh học có EM. Nhìn chung, vật liệu và cách làm chế phẩm này khá đơn giản. Bạn có thể theo dõi hướng dẫn chi tiết ngay sau đây và dễ dàng thực hiện theo.

Chuyên gia bật mí cách xem chân gà đá cựa sắt chiến cực đỉnh

Công đoạn chuẩn bị vật liệu

Các nguyên vật liệu cần thiết là: 

  • Đồ lót chuồng. Bạn có thể sử dụng các loại vỏ khô như trấu, mùn cưa hay xơ dừa.
  • Chế phẩm EM thứ cấp.
  • Các vật dụng khác như cái cào, chuồng úm.
Chế phẩm sinh học EM, nguyên liệu chính tạo nên tấm lót chuồng sinh học
Chế phẩm sinh học EM, nguyên liệu chính tạo nên tấm lót chuồng sinh học

Thực hiện

  • Dùng nguyên liệu khô (vỏ trấu, xơ dừa, mùn cưa) rải một lớp trên bề mặt chuồng nuôi. Độ dày thông thường là 10-12cm.
  • Sau đó, bạn thả gà vào chuồng. Thời gian thả đối với gà úm là 7 ngày; gà thịt hay gà đá là 2-3 ngày.
  • Khi thấy phân gà đã dày, dùng cào để cào sơ bề mặt.
  • Cuối cùng, bạn dùng chế phẩm EM thứ cấp đế rải lên lớp trấu lót chuồng, dùng cào để làm tơi và san đều. Sau đó, tiếp tục thả gà vào nuôi bình thường. 
  • Chú ý về mặt thời gian khi sử dụng phương pháp này. 20-30 ngày người nuôi cần rắc lại chuồng một lần. Trong điều kiện mưa ẩm nên rắc lớp dày hơn và thời gian giữa hai lần rút ngắn lại. Chuồng nền bạn có thể nuôi gà trên đệm lót sinh học đến khi xuất chuồng. Còn với chuồng lồng, chỉ nên sử dụng khoảng ba tháng.
Cách nuôi gà không cần dọn chuồng
Cách nuôi gà không cần dọn chuồng

Lưu ý rằng, nếu bạn muốn đàn gà nhà mình được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất thì ngoài công tác chuồng trại, người nuôi cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của gà. Lựa chọn các thức ăn đảm bảo, vệ sinh giúp gà hạn chế mắc các bệnh liên quan đến tiêu hoá. Từ đó, góp phần giữ chuồng trại sạch sẽ, ít mùi hôi.

Tổng kết

Như vậy từ các thông tin trên chắc hẳn người đọc đã tìm được câu trả lời cho mình liên quan đến cách nuôi gà không cần dọn chuồng. Chúng tôi mong rằng các chủ nuôi sẽ áp dụng phương pháp này thành công. Cùng bình luận daga S128 theo dõi trực tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *