Cách phòng ngừa và đặc trị bệnh nấm phổi trên gà dứt điểm ngay

Bệnh nấm phổi trên gà đá là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, thường khiến các tay chơi gà phải khiếp sợ bởi tỷ lệ tử vong cực kỳ cao của nó. Bệnh có những đặc trưng phổ biến như có các u nấm màu vàng xám xuất hiện ở phổi và thành túi khí. 

Giai đoạn gà dễ mắc bệnh nhất đó là trong khoảng từ 1 đến 3 tuần tuổi. Nhưng cũng có những trường hợp hi hữu từ 6 đến 7 tuần tuổi. Vậy những con đường lây truyền bệnh nấm phổi trên gà đá qua đâu? Triệu chứng và cách phòng bệnh này như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin tổng thể hơn về căn bệnh này nhé.

Bệnh nấm phổi trên gà đá lây truyền qua con đường nào?

Bệnh nấm phổi thường sẽ lây lan thông qua thức ăn, chất độn trong chuồng bị nhiễm nấm. Khi các cá thể gà đá hít phải những bào tử nấm này thì sẽ bị nhiễm bệnh sau vài ngày. Ngoài ra, căn bệnh này còn có thể lây truyền thông qua đường tiêu hóa. 

Những triệu chứng của bệnh nấm phổi là gì?

Thông thường bệnh nấm phổi trên gà sẽ tùy thuộc vào thể cấp tính hay mãn tính mà xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 cho đến 10 ngày. Với tỷ lệ tử vong khá cao từ 50% đến 80% đối với thể cấp. Ngược lại, với thể mãn tính, tỷ lệ tử vong của thể này thấp hơn và thường xuất hiện ở các cá thể lớn.

Thể cấp tính

Các triệu chứng thường xuất hiện ở thể cấp tính có thể kể đến như: 

  • Mắt lim dim, khát nước, chán ăn, khô mỏ, chân khô, nhịp thở nhanh, uể oải, khó thở.
  • Sụt cân nhanh, tiêu chảy, chảy dịch nhớt ở mũi và mắt.
  • Co giật, có thể tử vong do kiệt sức.

Đối với những con nhiễm nặng sẽ có thể chết trong vòng 24 tiếng. Đối với những cá thể có tỷ lệ chết đỉnh điểm nhất nằm ở giai đoạn 15 ngày tuổi.

Thể mãn tính

Các triệu chứng xuất hiện ở thể mãn tính như: 

  • Mào yếm nhợt nhạt
  • Khó thở kéo dài
  • Có thể chết do ngộ độc mãn tính 
  • Bệnh nhẹ tỉ lệ chết ít hơn so với cấp tính 
  • Ốm yếu

Thể cấp tính thường sẽ nguy hiểm hơn thể mãn tính. Nhưng thể này cũng có khả năng tử vong nên không được xem thường ở bất kỳ thể nào cả.

Cách phòng và điều trị bệnh

Cách điều trị của bệnh nấm phổi trên gà đá sẽ chia làm 4 bước như sau: 

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, nhất là đối với các máng ăn của gà. Song song, kết hợp phun thuốc sát khuẩn định kỳ 3 ngày/ lần. 
  • Bước 2: Sử dụng thuốc đặc trị để điều trị cho gà nhiễm bệnh. 
  • Bước 3: Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng các thuốc như sau: Vitamin tổng hợp, acid amin thiết yếu,…
  • Bước 4: Chế độ dinh dưỡng sau khi điều trị cho gà cần được đảm bảo để gà có thể hồi phục một cách tốt nhất.

Đối với căn bệnh này, phòng bệnh chính là cách tốt nhất để có thể hạn chế tử vong ở gà đá. Người nuôi cần phải sát khuẩn chuồng, chất độn trong chuồng thường xuyên. Không cho gà ăn những thức ăn đã hết hạn sử dụng, nhiễm nấm mốc. 

Lời kết

Qua bài viết này, hy vọng anh em đá gà miền Tây hay các miền đều có thêm những kiến thức về bệnh nấm phổi trên gà đá. Qua đó, nó có thể giúp bạn có thể phòng và trị nếu lỡ không may gà của bạn có bị nhiễm bệnh nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *